Đánh giá tình trạng tái nghiện heroin sau khi ngừng điều trị chống tái nghiện bằng Abernil (Naltrexone) tại Viện Sức khoẻ Tâm thần từ 6/ 2002 – 6/ 200

I/ Đặt vấn đề:

Tỉ lệ tái nghiện Heroin cao là một vấn đề bức xúc không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do “thèm nhớ heroin trường diễn trong não”, được củng cố và tái hoạt bằng các phản xạ có điều kiện khá bền vững.

Các giải pháp điều trị cứng rắn trước kia như tập trung, giam giữ kéo dài đã tỏ ra ít hiệu quả. Vì vậy đa số các nước trên thế giới hiện nay đã chuyển sang giải pháp điều trị mềm dẻo hơn như điều trị thay thế bằng Methadone, điều trị đối kháng bằng Naltrexone lâu dài ở cộng đồng, trao đổi bơm kim tiêm sạch, cung cấp bao cao su, giáo dục đồng đẳng,.

Điều trị đối kháng bằng Naltrexone gần đây cũng đang được quan tâm đánh giá. Tuy nhiên công trình nghiên cứu về Naltrexone được công bố trên thế giới còn ít do tỉ lệ bỏ điều trị cao. Đặc biệt là các nghiên cứu đánh giá tái nghiện heroin sau điều trị bằng Naltrexone lại càng hiếm.

Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá tình trạng tái nghiện heroin trên 274 bệnh nhân đã được điều trị đối kháng bằng Abernil (Naltrexone) ngoại trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần đã ra viện ít nhất 6 tháng (trong thời gian từ 6/2002 – 6/2005). Nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu đối với liệu pháp đối kháng bằng Naltrexone, góp phần làm giảm tỉ lệ tái nghiện heroin hiện nay ở nước ta.

II/ Tình hình tái nghiện heroin sau khi ngừng điều trị trên thế giới và ở Việt Nam.

– ở bệnh viện công Lexington, Kentucky với các dịch vụ y tế, xã hội, tâm thần với tỉ lệ nhân viên/ bệnh nhân là 1/2 cho thấy tỉ lệ tái nghiện sau khi ra viện là 93% ở 1922 bệnh nhân mà thời gian điều trị trước đó từ 1 – 4,5 năm. Và tái nghiện 97% ở 453 bệnh nhân mà thời gian điều trị trước đó từ 6 tháng – 5 năm. Bệnh viện này hoạt động từ năm 1932 và tới năm 1974 đã phải đóng cửa [7,8]

– Nghiên cứu của bác sĩ Harold Alksne vào năm 1956 trên 247 bệnh nhân điều trị năm 1955 ở Bệnh viện Riverside ở New York có 141 giường bệnh với 51 nhân viên đã cho thấy tỉ lệ tái nghiện là 86%, tử vong 11%, chưa tái nghiện 3% (8 bệnh nhân). Một nghiên cứu khác sâu hơn ở 8 bệnh nhân chưa tái nghiện này thấy rằng họ đã bị bắt giữ vì buôn bán chất ma túy. Bệnh viện này được thành lập sau thế chiến II và ngừng hoạt động năm 1961 (Brecher 1972 [7]).

– Ball và cộng sự nghiên cứu cho thấy 82,1% tái nghiện trong vòng 12 tháng sau khi ngừng điều trị duy trì bằng Methadone [6].

– Ball và Ross (1991), theo dõi 105 bệnh nhân ở cộng đồng sau ngừng điều trị duy trì bằng Methadone thấy tỉ lệ tái nghiện 67,6% trong vòng một năm [5].

– Simpson và Sells (1982) cho thấy 74% tái nghiện trong năm đầu sau khi ngừng điều trị duy trì bằng Methadone [9].

– Ball và Ross (1991) cho thấy 45,5% của 12 bệnh nhân bị tái nghiện sau 3 tháng ngừng điều trị duy trì bằng Methadone và 81,2% của 28 bệnh nhân bị tái nghiện trong vòng 1 năm sau khi ngừng điều trị duy trì bằng Methadone [5].

– ở Việt Nam:

– Trong dự thảo báo cáo chương trình hoạt động phòng chống ma túy 2000 – 2010 của thường trực UBPC ma túy quốc gia năm 2002, tỉ lệ tái nghiện sau khi ra khỏi trung tâm cai nghiện trên 90% [4].

– Theo báo cáo của một số tỉnh thành phố tỉ lệ tái nghiện sau khi từ trung tâm cai nghiện trở về cộng đồng sau thời gian 6 tháng là 70 – 75%, sau 2 năm có địa phương tái nghiện đến 80 – 90% [1].

– Trước tình hình tái nghiện cao, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị quốc hội cho phép kéo dài thời gian điều trị PHCN tại trung tâm từ 2 năm lên 5 năm nhằm giảm tỉ lệ tái nghiện [3].

– Tuy nhiên cho tới hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu đánh giá cụ thể  nào một cách khoa học về thực trạng tái nghiện sau cai.

Nghiên cứu của chúng tôi mong muốn góp phần vào việc đánh giá một cách khoa học về tình hình tái nghiện heroin ở các đối tượng được điều trị ngoại trú duy trì đối kháng bằng Abernil (Naltrexone) tại Viện Sức khoẻ Tâm thần sau khi ra viện từ 6/2002 đến 6/2005.

III/ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

3.1. Đối tượng: Tất cả các bệnh nhân đã tham gia điều trị chống tái nghiện bằng Abernil ngoại trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần từ tháng 6/2002 đến tháng 6/2005 (dù tuân thủ hay không tuân thủ điều trị) đã ra viện ít nhất 6 tháng.

3.2. Phương pháp nghiên cứu:

– Lập danh sách, địa chỉ, số điện thoại các bệnh nhân đã ra viện trước tháng 6/2005 (thời điểm đánh giá tháng 1/2006).

– Liên hệ với gia đình và bệnh nhân để tới nhà hoặc bệnh nhân và gia đình tới bệnh viện để phỏng vấn theo mẫu.

– Đối với những bệnh nhân và gia đình khai chưa tái nghiện được tiến hành xét nghiệm nước tiểu, nếu âm tính cho uống 1 viên Abernil và theo dõi sau 1 giờ. Nếu không có dấu hiệu của hội chứng cai bệnh nhân đó được khẳng định chưa tái nghiện.

– Xử lý số liệu theo thuật toán thống kê.

IV/ Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

  1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu:

Số người trong danh sách điều tra là 335 người.

Số người tử vong sau ra viện không điều tra được là 5 người.

Số người không hợp tác trong quá trình điều tra là 5 người.

Số người thay đổi địa chỉ sau ra viện không liên lạc được là 51 người.

Số người điều tra được là 274 người trên tổng số 335 người chiếm tỉ lệ 81,79%.

  1. Nguyên nhân và thời gian tử vong ở 5 bệnh nhân sau ra viện.
Thời gian điều trị Số bệnh nhân Lý do ra viện Thời gian tử vong sau ra viện

Nguyên nhân tử vong

< 3 tháng 2 Tự bỏ 4 tháng

7 tháng

Không rõ nguyên nhân

Không rõ nguyên nhân

3 – <6 tháng 1 Tự bỏ 5 tháng Chích quá liều
6 – <12 tháng 1 Tự bỏ 12 tháng Không rõ nguyên nhân
³ 12 tháng 1 Đúng hạn 4 tháng Chích quá liều

Nhận xét và bàn luận:

Trong quá trình điều trị Naltrexone từ 5/2002 đến 6/2006 có 2 bệnh nhân tử vong trong quá trình điều trị: 1 người sau 3 tháng điều trị (2/2004) theo bạn bè kể do thách đố nhau sử dụng heroin; 1 người sau 5 tháng điều trị (5/2003) chết ban đêm đang ngủ sáng ra mới biết. So với 5 người tử vong sau điều trị sớm nhất là 4 tháng. Điều này cho thấy mặc dù đã được tư vấn kỹ và ký cam kết nhưng những người này vẫn rất mạo hiểm. Việc tham gia điều trị giúp giảm tỉ lệ tử vong ở những người tiêm chích heroin không được điều trị chứ cũng không loại trừ được hoàn toàn nguy cơ này ở những người tham gia điều trị (hầu hết số tử vong này đều không tuân thủ trong quá trình điều trị).

3.Tình hình tái nghiện ở 274 người đáp ứng tiêu chuẩn điều tra.

Chưa tái nghiện 107 người 39,05%
Đã tái nghiện 167 người 60,95%
Tổng số 274 người 100%

Nhận xét và bàn luận:

– Trong số 167 người tái nghiện có:

  • 157 người (94,01%) không tuân thủ trong quá trình điều trị như: XN nước tiểu (+) trên 3 lần, bỏ uống thuốc trên 3 lần, tự bỏ điều trị.
  • 10 người (5,99%) tuân thủ điều trị.

– Tỉ lệ tái nghiện cao ở những người không tuân thủ trong quá trình điều trị (94,01%) so với những người tuân thủ điều trị (5,99%). p < 0,001.

  1. Thời gian tham gia điều trị:

T.điều trị(tháng)

<3 th 3 – <6 th 6 – <9 th 9 – <12 tháng 12 – <15 th 15 – <18 th 18 – <21 th 21 – <24 th ³ 24 tháng
TS bn 274 33 77 85 35 27 11 4 0 2
% 40,15% 43,79% 16,06%
% 40,15% 59,85%

Nhận xét và bàn luận:

– Tỉ lệ điều trị dưới 6 tháng (40,15%) thấp hơn rõ rệt tỉ lệ điều trị từ 6 dưới 12 tháng (43,79%), p<0,05.

– Tỉ lệ điều trị dưới 6 tháng (40,15%) cao hơn rõ rệt tỉ lệ điều trị trên 12 tháng (16,06%), p<0,05.

– Tỉ lệ điều trị dưới 6 tháng (40,15%) thấp hơn rõ rệt tỉ lệ điều trị trên 6 tháng (59,85%), p<0,05.

– Nên qui định thời gian điều trị tối thiểu khi tham gia điều trị là 12 tháng.

  1. Mối liên quan giữa thời gian điều trị với thời gian chưa tái nghiện (tối thiểu trên 6 tháng).
      t điều trị: th

(tháng)

t chưa tái

nghiện

< 3 th 3-<6 th 6-<9 th 9-<12 th 12-<15 th 15-<18 th 18-<21 th 21-<24 thg 24-<27 th 27-<30 th 30-<33 th TS
6-<9 tháng 0 2 5 5 5 2 1 0 0 1 0 21
9-<12 tháng 0 1 2 3 6 2 1 0 0 0 1 16
12-<15 tháng 1 2 3 4 4 1 1 0 0 0 0 16
15-<18 tháng 1 4 8 2 1 0 0 0 0 0 0 16
18-<21 tháng 0 1 4 1 1 0 0 0 0 0 0 7
21-<24 tháng 1 1 4 0 0 0 0 0 0 0 0 6
24-<27 tháng 0 2 3 2 0 0 0 0 0 0 0 7
27-<30 tháng 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1
³ 30 tháng 0 4 12 0 1 0 0 0 0 0 0 17
TS 3

33

17

77

41

85

18

35

18

27

5

11

3

4

0

0

0

0

1

1

1

1

107

274

% 18,18% 49,16% 63,64% 39,05%

 

 

Nhận xét và bàn luận:

– Tỉ lệ bệnh nhân chưa tái nghiện mà thời gian điều trị từ 6 – < 12 tháng (49,16%) cao hơn rõ rệt tỉ lệ bệnh nhân chưa tái nghiện mà thời gian điều trị < 6 tháng (18,18%), p<0,05.

– Tỉ lệ bệnh nhân chưa tái nghiện mà thời gian điều trị ³ 12 tháng (63,64%) cao hơn rõ rệt tỉ lệ bệnh nhân chưa tái nghiện mà thời gian điều trị từ 6 – <12 tháng (49,16%), p<0,05.

– Trong số 12 bệnh nhân mà thời gian điều trị từ 6 – 9 tháng chưa tái nghiện trên 30 tháng có 7 bệnh nhân đã được điều trị trước đó nhiều năm bằng Methadone [1 bệnh nhân (35 tháng), 2 bệnh nhân (36 tháng), 3 bệnh nhân (37 tháng), 1 bệnh nhân (39 tháng)].

– Thời gian tham gia điều trị càng lâu nguy cơ tái nghiện càng giảm rõ rệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.

– Trong số 39,05% (107 người) chưa tái nghiện có 34,58% (37 người), chưa tái nghiện từ 6 – dưới 12 tháng, có 65,42% (70 người ) chưa tái nghiện trên 12 tháng.

  1. Mối liên quan giữa thời gian điều trị với thời gian tái nghiện (tháng).

   t điều trị

T.tái nghiện

< 3 th 3-<6 th 6-<9 th 9-<12 th 12-<15 th 15-<18 th 18-<21 th 21-<24 th > 24 th TS %
< 3 tháng 29 45 19 7 3 0 0 0 0 103 37,6
3 – <6 tháng 1 13 14 5 3 3 1 0 0 40 14,6
6 – <9 tháng 0 1 7 5 2 3 0 0 0 18 6,57
9 – <12 tháng 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0,36
> 12 tháng 0 1 3 0 1 0 0 0 0 5 1,82
TS 30

33

60

77

44

85

17

35

9

27

6

11

1

4

0

0

0

2

167

274

 

60,95

  81,82% 50,84% 36,36% 60,95%

Nhận xét và bàn luận:

– Tỉ lệ bệnh nhân đã tái nghiện mà thời gian điều trị < 6 tháng (81,82%) cao hơn rõ rệt tỉ lệ bệnh nhân đã tái nghiện mà thời gian điều trị từ 6 – <12 tháng (50,84%),  p < 0,05.

– Tỉ lệ bệnh nhân đã tái nghiện mà thời gian điều trị từ 6 – < 12 tháng (50,84%) cao hơn rõ rệt tỉ lệ bệnh nhân đã tái nghiện mà thời gian điều trị trên 12 tháng (36,36%),  p < 0,05.

– Thời gian tham gia điều trị càng lâu nguy cơ tái nghiện càng giảm.

– Simpson và Sell (1982): 74% tái nghiện trong vòng 12 tháng đầu sau khi ngừng điều trị duy trì bằng Methadone [8] so với tỉ lệ tái nghiện của chúng tôi là 59,13% trong vòng 12 tháng đầu sau khi ngừng điều trị Naltrexone.

– Ball và Ross (1991): 45,5% tái nghiện trong 3 tháng đầu sau khi ngừng điều trị duy trì bằng Methadone [4], của chúng tôi là 37,6%.

Ball và Ross (1991): 81,2% tái nghiện trong 12 tháng đầu sau khi ngừng điều trị duy trì bằng Methadone [4], của chúng tôi là 59,13%.

  1. Mối liên quan giữa thời gian điều trị với nguyên nhân tái nghiện.
 

T. điều trị

 

Số bn

Nguyên nhân tái nghiện
1.V/đề thèm nhớ 2.V/đề

bạn bè

3.V/đề

gia đình

4.V/đề

việc làm

Ghi chú
< 3 tháng 30 24 14 0 0 8 (1+2)
3-<6 tháng 60 35 38 0 0 12 (1+2)
6-<9 tháng 44 20 31* 1* 0 7 (1+2)

1 (2+3)

9-<12 tháng 17 6 14 0 0 3 (1+2)
12-<15 tháng 9 0 8 1 0 0
15-<18 tháng 6 1* 6* 0 0 1 (1+2)
18-<21 tháng 1 0 1 0 0 0
Tổng số 167 86 112 2 0 32

Nhận xét và bàn luận:

– Một bệnh nhân có hai vấn đề là bạn bè và gia đình (tái nghiện sau 6 tháng). Theo chúng tôi phải chăng vì bạn bè mới dẫn tới xung đột gia đình ?

– Một bệnh nhân có hai vấn đề là thèm nhớ và bạn bè (tái nghiện sau 15 tháng). Theo chúng tôi phải chăng vì bạn bè mà tái nghiện rồi gây thèm nhớ ?

– Mối liên quan giữa thời gian điều trị với nguyên nhân thèm nhớ (craving) heroin: r = – 0,7435.

Kết luận: có mối liên quan ngược chiều giữa thời gian điều trị với mức độ thèm nhớ, r = – 0,7435. Nghĩa là thời gian điều trị càng tăng thì mức độ thèm nhớ càng giảm.

– Mối liên quan giữa thời gian điều trị với nguyên nhân bị bạn bè lôi kéo:           r = – 0,716.

Kết luận: có mối liên quan ngược chiều giữa thời gian điều trị với mức độ bị bạn  bè lôi kéo. Nghĩa là thời gian điều trị càng tăng thì mức độ bị bạn bè lôi kéo càng ít (càng khó bị lôi kéo). Tuy nhiên vấn đề bạn bè lôi kéo luôn tồn tại mặc dù thời gian điều trị lâu vì vậy cần phải có giải pháp ngăn chặn kịp thời.

– Theo các bệnh nhân hầu như không gặp phải vấn đề gia đình và việc làm và không có mối liên quan với thời gian điều trị…

– Theo đánh giá của các bệnh nhân: sau 1 năm điều trị hầu như không còn thèm nhớ (craving) heroin nữa. Kết hợp với các kết quả điều tra khác trong nghiên cứu này chúng tôi rút ra thời gian điều trị tối thiểu nên là 12 tháng.

  1. Tình trạng hôn nhân ở bệnh nhân chưa tái nghiện
  Độc thân Có vợ (chồng) Ly dị
Trước điều trị (107 bn) 67 (62,6%) 38 (35,51%) 2 (1,87%)
Trong điều trị (107 bn) 67 (62,6%) 40 (37,38%) 0
Sau điều trị (107 bn) 44 (41,12%) 62 (57,94%) 1 (0,93%)

Nhận xét và bàn luận:

– ở những người chưa tái nghiện sau điều trị tỉ lệ có vợ (57,94%) tăng lên rõ rệt so với trước điều trị (35,51%), p<0,05.

– ở những người chưa tái nghiện sau điều trị tỉ lệ sống độc thân (41,12%) giảm rõ rệt so với trước điều trị (62,6%), p < 0,05.

  1. Tình trạng có việc làm ở những người chưa tái nghiện
  Có việc làm trước đ.trị Có việc làm trong đ.trị Có việc làm sau đ.trị
Chưa tái nghiện(107 bn) 60 (56,07%) 77 (71,96%) 103 (96,26%)
Tái nghiện (167 bn) 91 (54,49%) 90 (53,59%) 69 (41,32%)

Nhận xét và bàn luận:

– ở những người chưa tái nghiện sau điều trị tỉ lệ có việc làm (96,26%) cao hơn rõ rệt so với trước điều trị (56,07%), p < 0,05.

– ở những người đã tái nghiện sau điều trị tỉ lệ có việc làm (41,32%) thấp hơn rõ rệt so với trước điều trị (54,49%), p<0,05.

V/ Kết luận:

– Việc điều trị đối kháng bằng Abernil (Naltrexone) kêt hợp liệu pháp nhận thức hành vi và can thiệp gia đình tại cộng đồng không những mang lại hiệu quả cao như đã công bố trong nghiên cứu của chúng tôi trước đó trên 384 bệnh nhân [2], mà còn làm giảm tỉ lệ tái nghiện sau khi ngừng điều trị còn 60,95%.

– Thời gian tham gia điều trị càng lâu nguy cơ tái nghiện càng giảm (sau 12 tháng điều trị nguy cơ còn 36,36%).

– Sau 12 tháng điều trị hầu như không còn thèm nhớ heroin nữa.

– Nguyên nhân tái nghiện do bạn bè lôi kéo luôn hiện hữu trong suốt quá trình điều trị cũng như sau khi ngừng điều trị. Tuy nhiên thời gian điều trị càng lâu nguy cơ càng giảm.

– Hầu như không có nguyên nhân tái nghiện do gia đình và không có việc làm.

– Việc không tuân thủ trong quá trình điều trị làm tăng nguy cơ tái nghiện.

– ở những người chưa tái nghiện tỉ lệ lập gia đình và có việc làm tăng lên rõ rệt so với trước điều trị (p<0,05) và những người đã tái nghiện giảm rõ rệt so với trước điều trị (p<0,05).

VI/ Kiến nghị:

– Thời gian tối thiểu điều trị duy trì đối kháng ít nhất là 12 tháng.

– Lưu ý tới sự lôi kéo của bạn nghiện không chỉ trong quá trình điều trị mà cả sau khi ngừng điều trị. Vì đây là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ bỏ điều trị sớm và tăng tỉ lệ tái nghiện sau khi ngừng điều trị mặc dù không còn thèm nhớ heroin nữa.

– Khi bệnh nhân có nguy cơ tái nghiện cần ngay quay trở lại điều trị tiếp. Sau vài lần như vậy khả năng khỏi bệnh sẽ tăng cao.

 

Tóm tắt: Đánh giá tình trạng tái nghiện Heroin sau tối thiểu 6 tháng ngừng điều trị chống tái nghiện bằng Naltrexone kết hợp liệu pháp tâm lý gia đình và nhận thức hành vi đã chỉ ra rằng tỉ lệ bệnh nhân chưa tái nghiện mà thời gian điều trị ³ 12 tháng (63,64%) cao hơn rõ rệt tỉ lệ bệnh nhân chưa tái nghiện mà thời gian điều trị từ 6 – <12 tháng (49,16%), p<0,05. Có mối liên quan ngược chiều giữa thời gian điều trị với mức độ thèm nhớ (thời gian điều trị càng tăng thì mức độ thèm nhớ càng giảm): r = – 0,7435. Có mối liên quan ngược chiều giữa thời gian điều trị với nguyên nhân bị bạn bè lôi kéo (thời gian điều trị càng tăng thì mức độ bị bạn bè lôi kéo càng giảm): r = – 0,716.Tuy nhiên vấn đề bạn bè lôi kéo luôn tồn tại mặc dù thời gian điều trị lâu vì vậy cần có giải pháp ngăn chặn thích hợp. Chưa thấy mối liên quan giữa nguyên nhân tái nghiện với vấn đề gia đình và việc làm.

tài liệu tham khảo

 

  1. Kỷ yếu hội nghị tổng kết công tác phòng chống tệ nạn mãi dâm và cai nghiện phục hồi giai đoạn 2001 – 2005 – Bộ LĐTBXH tháng 3/2006.
  2. Nguyễn Minh Tuấn, Trần Viết Nghị. Nghiên cứu ứng dụng điều trị chống tái nghiện heroin bằng Abernil (Naltrexone) ngoại trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai trên 384 bệnh nhân. Y học lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai số 1 (2/2006) trang 34 – 37.
  3. Nghị quyết của quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 16/2003/QH11.
  4. UBQG phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy mãi dâm (2002). Dự thảo báo cáo chương trình hoạt động 2000 – 2010, Hà Nội.
  5. Ball, J.C and A.Ross. The effectiveness of Methadone maintnant treatment: Patients, Programs, Service and outcomes. New York: springer – Verlag, 1991
  6. Ball, JC; lange, RW; Myers, CP; and Friedman, SR. Reducing the risk of AIDS through Methadone maitenance treatment. Journal of Health and Social Behavior 29: 214 – 226, 1998.
  7. Brecher, EM. Licit and illicit drugs. In: Consomer Union Report on Narcotics, stimulants, Depressants, Inhalants, Hallucinogens, and Marijuana. Boston, MA: Little, Brown and Company, 1972.
  8. Courtwight, D.T; Joseph, H; and Des Jerlai S, D. Addicts who survived: An oral history of Narcotic use in America, 1923 – 1965. Knoxville, TN: University of Tennessee Press, 1989.
  9. Simpson, OD, and S.B. Sell. Effectiveness of Treatment of drug Abuse: An over view of the DARP reseach program. Advances in Alcohol and substance abuse 2 (1): 7 – 29, 1982.
Bài viết liên quan