Vượt qua áp lực của cuộc sống (Vượt qua stress)

Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (WHO): “Sức khoẻ không chỉ là không có bệnh. Sức khoẻ là một sự hoàn toàn thoải mái về mặt Cơ  thể, Tâm thần và Xã hội.”. Nói như vậy có nghĩa là một người được coi là khoẻ mạnh phải thoả mãn 3 tiêu chí:

   – Sức khoẻ cơ thể là không có bệnh, tật

   – Sức khoẻ tâm thần là sự phát triển hài hoà giữa cá thể và môi trường.

   – Môi trường tốt bao gồm môi trường tự nhiên, gia đình và xã hội.

   Vì vậy khi chúng ta đề cập tới sức khoẻ tâm thần chính là chúng ta nói tới mối liên quan chặt chẽ giữa tâm thần và xã hội. Một con người không thích nghi được với môi trường sẽ bị bệnh và ngược lại môi trường xấu sẽ gây ra các bệnh lý cơ thể và tâm thần.

Trong xã hội hiện đại chúng ta phải chịu rất nhiều áp lực trong cuộc sống hay còn gọi là stress. Thuật ngữ “stress” hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong đời sống xã hội, ai cũng nói tới stress, ai cũng bị stress, nhưng stress là gì ? và tại sao chúng ta lại bị stress ? thì không phải ai cũng thấu hiểu về nó.

Stress là tình trạng căng thẳng tâm thần, cơ thể do các tác nhân bên ngoài và/hoặc bên trong cơ thể gây ra, buộc cơ thể phải huy động sự tự vệ để đương đầu với stress. Trong các điều kiện thông thường, phản ứng của cơ thể với stress là một đáp ứng thích nghi về mặt sinh học, tâm lý và hành vi. Stress đặt chủ thể vào một mô hình dàn xếp với môi trường, ví dụ trời rét thì phải mặc áo ấm, đi đường nhiều bụi thì phải đeo khẩu trang, không ăn rau, hoa quả sử dụng các chất cấm gây ung thư hay một điều nhịn chín điều lành..v..v.

   Trong stress bình thường, sự đáp ứng của chủ thể là thích hợp, tạo ra một sự cân bằng mới. Vì vậy stress mang một ý nghĩa tích cực và là động lực cho sự phát triển. Ví dụ như sự phấn đấu của chúng ta sau mỗi kỳ thi giúp chúng ta đạt được nguyện vọng của mình.

   Trong stress bệnh lý, sự đáp ứng của chủ thể là không thích hợp, bị mất cân bằng. Vì vậy stress mang ý nghĩa tiêu cực và cản trở sự phát triển của chúng ta, gây bệnh cho chúng ta. Ví dụ bị hoảng loạn sau khi bị cướp giật, bị cưỡng dâm, bị bạo lực, trời ét gây hen phế quản, đau dạ dày, tức giận làm tăng huyết áp..v..v.

Vậy nguồn gốc của stress là gì ?: tất cả những sự việc, hoàn cảnh, trong các điều kiện sinh hoạt xã hội và môi trường, trong mối liên quan phức tạp giữa người và người tác động vào tâm thần chủ thể, gây ra những cảm xúc mạnh (phần lớn là tiêu cực), được biểu hiện bằng các triệu chứng cơ  thể tâm thần và hành vi. Ví dụ như đau dạ dày, tăng huyết áp, tiểu đường, đau đầu, mất ngủ, nghiện chất, bạo lực gia đình, trường học và xã hội, trộm cướp, giết người .v.v.

  • Nguồn gốc bên trong của strees: những vấn đề cá nhân, sức khoẻ, khó khăn trong quan hệ, sức ép học tập, khủng hoảng kinh tế, xã hội, không có việc làm, thất nghiệp, mất mát trong gia đình, những hung tin bất ngờ, những phiền nhiễu trong cuộc sống hàng ngày..v..v.
  • Nguồn gốc bên trong của stress: các suy nghĩ tiêu cực, xung đột nội tâm; các kỹ năng xã hội như mặc cảm, tự ti, né tránh, thiều tự khẳng định bản thân, thiếu kìm chế, dễ bùng nổ, xung đột; cảm xúc không ổn định như thất vọng, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, tức giận..v..v.; nhân cách yếu, nhân cách phụ thuộc, nhân cách bệnh chống xã hội, nhân cách ranh giới..v..v.
  • Tính chất và phươg thức gây bệnh của các nhân tố gây stress rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ, thời gian tác động của stress, một hay nhiều stress kết hợp, stress tác động vào một cá nhân hay tập thể, ý nghĩa thông tin của stress, khả năng giải quyết stress..v..v.

   Ai cũng có thể bị stress, tuy nhiên có những nhóm người dễ bị stress hơn nhóm người khác như phụ nữ, trẻ em mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa, sống độc thân, ly hôn, goá bụa, nhữn người có kinh tế xã hội thấp kém, những người bị thiệt thòi do bệnh, do chiến tranh, dân tộc thiểu số, các nhân viên y tế, linh cứu hoả, phi công, người mua bán cổ phiếu, doanh nhân, sinh viên, vận động viên..v..v.

   Các biểu hiện chung của stress:

  • Về cơ thể: đau nhức trong người lan toả hay khu trú, đau đầu, choáng váng, mệt mỏi mạn tính, rối loạn giấc ngủ, hồi hộp, trống ngực, khó thở, rối loạn tiêu hoá, ăn không ngon miệng, sút cân rối loạn chức năng tình dục..v..v.
  • Về tâm thần: lo âu, buồn rầu, căng thẳng, dễ bị kích thích, khó kìm chế cảm xúc, bất an, hay quên, thiếu tập trung, đầu óc bị tắc nghẽn, khó xắp xếp công việc và ra quyết định, lạm dụng rượu, ma tuý..v..v.
  • Bị các bệnh cơ thể tâm sinh như tăng huyết áp, mạch nhanh, đau dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày-thực quản, rối loạn co thắt đại tràng, hen phế quản, dị ứng..v..v.

Chúng ta phải đương đầu với stress như thế nào?.

   Stress là một phần tất yếu không thể tránh được trong cuộc sống, vì vậy chúng ta cần phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để đối phó với stress:

  1. Phải hiểu rõ về mình: trong đạo phật đó là “ngộ”, biết rõ mình, nhận thức, chấp nhận bản thân mình là những điều rất quan trọng để đối phs với stress. Chúng ta cần phải biết chính những vấn đề gì có thể làm cho chúng ta bị thúc đẩy và phản ứng với stress.
  2. Phục hồi tâm trí của bạn: có thể là nhận thức và thay đổi lại cách suy nghĩ tiêu cực của chúng ta, có thể thay đổi các phản ứng cảm xúc và các phản ứng thông thường,hướng tới các nuồn gốc bên trong và bên ngoài gây ra stress.
  3. Tạo ra sự cân bằng và mềm dẻo: stress có thể xẩy ra như là một cảm giác bị mất mát và mất an toàn. Để cân bằng, bạn nên mềm dẻo hơn, đồng thời đáp ứng của bạn cần phù hợp với khung cảnh và tình huống.
  4. Có mục đích, ước mơ và niềm say mê: mục đích cung cấp cho bạn ý thức trực diện và viễn cảnh. Với một sự điều chỉnh rõ ràng và niềm say mê, bạn sẽ cảm thấy ý thức kiểm soát mạnh hơn và mục đích lớn hơn trong cuộc sống.
  5. Có được những sự hỗ trợ: chúng ta mang bản chất xã hội và chugs ta thực hiện chức năng xã hội với người khác. Bạn làm tốt nhất khi bạn được bao bọc bởi sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Họ tạo cho bạn một sự đảm bảo và hiệu quả càn thiết một khi bạn bị stress.
  6. Có được một khung tham chiếu cao hơn: chúng ta cũng có thể nhận được sự đảm bảo và hy vọng và những niềm tin tinh thần của chúng ta. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định những lợi ích của việc có niềm tin mạnh mẽ như là một điều làm giảm stress có hiệu quả, tang cường khả năng của chúng ta đương đầu với stress có hiệu quả, tang cường khả năng của chúng ta đương đầu với nhiều stress nặng nề hơn trong cuộc sống của chúng ta.
  7. Hãy chăm sóc cơ thể bạn: một cơ thể khoẻ mạnh là một sự bảo vệ tự nhiên chống lại stress, ăn và ngủ tốt đảm bảo cho sức khoẻ tốt hơn và một tinh thần sảng khoái hơn. Tập luyện đều đặn(luyện tập tự sinh) giúp tạo ra được một sức mạnh thể chất và tinh thần chống lại stress.
  8. Sử dụng những chiến lược đương đầu với stress: điều quan trọng là có các lối thoát tốt, lối thoát cảm xúc và chiến lược đương đầu. Những chiến lược đương đầu nghèo nàn sẽ làm trầm trọng them stress. Một số chiến lược đương đầu với stress là:
    • Nhận thức – để ý tới các dấu hiệu của stress.
    • Phân tích – xác định nguyên nhân gây stress của bạn.
    • Áp dụng – sử dụng các chiến lược để giúp bạn đương đầu tốt hơn với stress
  1. Điều chỉnh nhận thức hành vi của bản theo hướng tích cực:

Chúng tôi xin nêu 5 quan điểm sống tránh stress của GS Nguyễn. Việt, nguyên Viện trưởng Viện sức khoẻ Tâm thần Quốc gia để các bạn tham khảo:

  • Nghiêm túc với mình, độ lượng với người.
  • Yêu công việc mình đang làm, yêu khía cạnh tốt của người khác.
  • Chấp nhận hoàn cảnh bất lợi đến với mình và tìm cách cải thiện nó
  • Sống thanh đạm, chi tiêu tiết kiệm.
  • Tăng thêm những phút vui cười, giảm đi những phút buồn bực.

Chúc các bạn thành công trong cuộc sống.

 

TTƯT, BSCK II Nguyễn Minh Tuấn

Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

Nguyên Phó viện trưởng Viện sức khoẻ Tâm thần quốc gia

Nguyên Giảng viên chính Bộ môn Tâm thần-ĐHYHN

Địa chỉ khám bệnh: Phòng khám chuyên khoa Tâm thần

Giờ mở cửa:

1./ Thầy thuốc ưu tú BSCK II: Nguyễn Minh Tuấn
  • SĐT | Zalo: 0913 512 821
  • Tại phòng khám: Thứ 2 – Chủ nhật từ 14:00 – 17:00
  • Tại BV ĐK Tâm Anh: Thứ 2 – Thứ 7 từ 07:30 – 12:00
2./ Thầy thuốc TS|BS: Nguyễn Thị Phương Mai
  • SĐT | Zalo: 098 2045825
  • Tại phòng khám: Chủ nhật: 09:00 – 11:00
  • Tại Viện sức khoẻ tâm thần – Bệnh viện Bạch mai: Thứ 2 – Thứ 6 từ 07:30 – 16:30

Địa chỉ Phòng khám:

  • Số 3A ngõ 46 (vào ngõ 44 rồi rẽ trái ngay là ngõ 46) phố Hào nam, phường Ô chợ dừa, quận Đống đa, Hà nội .

 

Bài viết liên quan